bề mặt gỗ công nghiệp
03
Th8

Phân biệt 4 loại bề mặt phủ trên ván gỗ công nghiệp: Acrylic – Laminate – Melamine và Veneer

Cấu tạo gỗ công nghiệp được cấu tạo thành 2 phần chính là cốt gỗ và bề mặt gỗ. Đối với cốt gỗ, công nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau như Mdf, Mfc, Plywood … mời bạn đọc thêm tại bài viết về GỖ CÔNG NGHIỆP MDF, MFC, PLYWOOD LÀ GÌ?.  Trên cốt gỗ công nghiệp được phủ 1 lớp bề mặt. Lớp bề mặt này có nhiều loại như Melamine – Lamilate – Acrylic – Veneer nhưng không phải ai cũng nắm được chất liệu, cấu tạo bề mặt của chúng. Đồng thời mỗi loại bề mặt phủ đều có những tính chất, đặc điểm riêng phù hợp cho từng không gian khác nhau.  Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cấu tạo, điểm giống, khác nhau và cách phân biệt 4 loại bề mặt phủ này để bạn có thêm thông tin để lựa chọn được chất liệu phù hợp cho các món đồ nội thất trong gia đình.

Acrylic

Acrylic là loại vật liệu đứng đầu về độ bóng, tên tiếng Anh là High Gloss Acrylic, ở Việt Nam thường gọi là Gỗ Acrylic Bóng Gương đang là sản phẩm được ưa thích trong trang trí nội thất và ứng dụng rộng rãi cho những phong cách nội thất hiện đại sang trọng.

phòng ngủ hiện đại gỗ công nghiệp

Bề mặt chất liệu Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo và phẳng mịn tuyệt đối giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng mở và thoáng đãng hơn. Ngoài ra, chất liệu Acrylic rất dễ lau chùi, vệ sinh cũng chính là ưu điểm vượt trội của Acrylic so với những loại bề mặt khác. Tuy nhiên, xét về khả năng chống xước thì ở mức trung bình ngoại trừ một số mã màu acrylic 6H chống trầy.

tủ bếp acrylic màu trắng

Màu sắc gỗ Acrylic rất phong phú với hơn 100 màu Acrylic đủ loại, từ màu trơn, metalic đến những màu vân gỗ sang trọng. Đặc biệt có màu chiều dài lên tới 2.8m, rất phù hợp cho các ứng dụng nội thất cần chiều cao vượt khổ,  như cửa ra vào hay tủ áo với thiết kế cao gần đụng trần. Nhờ đó, căn phòng hay ngôi nhà sẽ trở nên sang trọng và bề thế hơn.

Các loại bề mặt Acrylic của An Cường hiện nay:

  • Loại Acrylic Pha lê: tấm foil Acrylic có độ dày 2mm

 

gỗ acrylic an cường

  • Loại Acrylic chống trầy 6H: độ chống trầy cao

gỗ acrylic an cường

  • Loại Acrylic bóng gương

gỗ acrylic an cường

Kích thước tiêu chuẩn : Size chuẩn 1.220mm x 2.440mm x (0.8mm – 1.0mm) Có cả loại vượt khổ 1.220mm x 2.745mm x (0.8mm – 1.0mm).

Laminate

Có tên tiếng anh là High Pressure Laminate(HPL), với những tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…

Và nhờ được xử lý làm nhám bề mặt, bởi vậy có cảm giác thật. Nên được ứng dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

tủ bếp laminate màu bê tông
Tủ bếp ứng dụng từ laninate màu bê tông

Ngoài ra, màu sắc của Laminate rất phong phú: màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày cả màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước, gương bóng… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà Laminate không thể làm được.

>> Khám phá thêm BST Lacquered Laminate từ Gỗ An Cường với 16 gam màu đơn sắc thời thượng.

tấm laminate
Hiện nay Laminate có hơn 1000 mã màu

Cấu tạo Laminate gồm 3 lớp chính:

Kraft Paper (lớp giấy nền)

Độ dày của Laminate thay đổi theo số lượng lớp giấy nền giúp tăng khả năng chống va đập.

Decorative Paper (Giấy trang trí)

Là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao.

Giấy Overlay (lớp màng phủ bên ngoài)

chống mài mòn và trầy xước trong quá trình sử dụng của khách hàng.

Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~1.3 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong).

cấu tạo tấm laminate

Melamine

Khi nhắc đến ván gỗ phủ Melamine chúng ta thường nghĩ ngay đến dòng chữ MFC tức là những tấm giấy được nhúng keo Melamine để ép trải trên bề mặt những tấm ván gỗ dăm nhằm mục tính tăng tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho gỗ. Loại gỗ công nghiệp như thế này thường được gọi tắt là gỗ MFC. Đây là loại vật liệu sản xuất nội thất thường thấy và chiếm hơn 80% tỷ lệ sử dụng trong nội thất văn phòng, nội thất chung cư, trường học… vì giá cả phù hợp, màu sắc phong phú từ các màu trơn như đen, trắng, xám nhạt, xám chì… cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (anh đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, từ hiện đại đến giả cổ… tất cả đều giống như gỗ thật.

melamine

Cấu tạo của lớp bề mặt Melamine thường có 3 lớp cơ bản:

Lớp trong cùng: Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cân thiết cho Melamine.

Lớp tiếp theo: Là lớp giữa, đóng vai trò làm lớp film tạo vân gỗ. Đây cũng là lớp tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, tăng sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt.

Lớp ngoài cùng: Là lớp màng bảo vệ. Lớp này có tác dụng chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất.

Melamine cũng được phủ trên hầu hết các loại ván gỗ công nghiệp bao gồm Melamine phủ trên ván dăm, Melamine phủ trên gỗ MDF chống ẩm, Melamine phủ trên gỗ HDF.

phòng ngủ

Trong thị trường gỗ công nghiệp hiện nay Laminate và Melamine là 2 loại bề mặt có màu sắc đa dạng, phong phú với tính thẩm mỹ cao. 2 loại bề mặt này nhìn qua lại khá giống nhau và dễ nhầm lẫn. Đặc biệt là khi đã được phủ lên cốt ván gỗ. Tuy nhiên thực tế Laminate sẽ dày hơn so với Melamine, do đó bằng trực quan bạn có thể phân biệt 2 loại này dựa trên độ dày của chúng bằng cách kiểm tra thông qua những vị trí hở của sản phẩm nội thất ví dụ như các chỗ khoan vít, tay cầm,….

Veneer là gì

Veneer là loại lớp phủ bề mặt được tạo nên từ những lát mỏng gỗ tự nhiên. Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MFC, MDF để làm ra các sản phẩm nội thất.

tấm veneer

Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ Veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả. Và tất nhiên giá thành của các loại gỗ này rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, mà vẫn mang vẻ đẹp riêng biệt và đẳng cấp của gỗ tự nhiên.

giường ngủ veneer

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn có thể phần nào nhận biết được các loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp hiện nay. Từ đó có những lựa chọn phù hợp cho không gian nội thất của mình. Nếu có nhu cầu nhu cầu tư vấn cụ thể hơn về các loại vật liệu khi ứng dụng trong thiết kế thi công nội thất, quý khách có thể liên hệ qua hotline 0941 595 999.