ván gỗ công nghiệp
26
Th7

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến trong nội thất

Trong thị trường ngành nội thất hiện nay, gỗ công nghiệp đang dần trở thành sự lựa chọn tuyệt vời với nhiều ưu điểm nổi bật và được ứng dụng rộng rãi trong các tất cả các thiết kế nội thất từ đơn giản đến phức tạp, từ căn hộ gia đình đến văn phòng hay khách sạn, biệt thự cao cấp,…

Vậy gỗ công nghiệp là gì? Có những loại nào và làm sao để phân biệt?…Hãy cùng Nội Thất Phú Nhật Thăng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Gỗ công nghiệp là gì và cách phân loại ván gỗ công nghiệp

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp”

Là loại gỗ sử dụng keo hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Hầu hết gỗ công nghiệp hiện nay được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sinh, cành, ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất.

Cấu tạo cơ bản của gỗ công nghiệp gồm cốt ván với bản chất là gỗ nghiền nát được kết nối với nhau bằng keo chuyên dụng và hoá chất nhưng mỗi loại cốt gỗ lại có những ưu điểm khác nhau. Và để gỗ có được vẻ đẹp và độ bền nhất định, thì sẽ dán phủ lên ván gỗ một loại bề mặt nhất định, hiện nay có 05 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến: Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic hoặc hệ sơn.

Bạn có thể tham khảo về Gỗ An Cường, một trong những thương hiệu hàng đầu vừa sản xuất – nhà phân phối nguyên vật liệu và các loại gỗ công nghiệp tại Việt Nam. Với trên 1.000 màu các loại, từ vân gỗ như Oak, Ash, Walnut … đến các màu digital bên cạnh đó các sản phẩm của gỗ An Cường rất đa dạng kiểu dáng và vật liệu như: Ván, Tấm Laminates, Acrylic, Veneer…
An Cường cũng là công ty duy nhất trong ngành gỗ Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Green Label do Singapore cấp – giấy chứng nhận danh giá nhất tại khu vực về sản phẩm xanh – sạch – thân thiện và bảo vệ môi trường.

Phân biệt các loại ván gỗ công nghiệp

Các loại cốt ván gỗ công nghiệp: MFC, MDF, HDF, WPB, …

Các loại cốt gỗ cơ bản gồm: MFC, MFC chống ẩm, MDF, MDF chống ẩm,… điểm chung đều là gỗ nghiền nát và được kết nối với nhau bằng keo và hoá chất nhưng tỉ lệ mỗi loại khác nhau nên chúng có những ưu điểm khác nhau.

các loại ván gỗ công nghiệp

MFC ( Melamine face chipboard) – Ván dăm

Gỗ MFC thường là loại ván dăm có tỉ trọng thấp. Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được xử lý và băm nhỏ thành các dăm gỗ và kết hợp với keo ép lại thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Gỗ MFC có 2 loại là MFC thường và MFC lõi xanh chống ẩm, cả 2 loại đều được ép nén với quá trình giống nhau.

+ Gỗ MFC thường: có phần cốt lõi màu vàng của gỗ tự nhiên
+ Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm: Phần cốt lõi có các hạt màu xanh mật độ dày. Đây chính là chất tổng hợp Melamine Urea formaldehyde vừa có tác dụng gia tăng độ cứng, vừa có tác dụng kháng ẩm.

Cốt ván MFC có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ, được ứng dụng thi công đồ nội thất ở những nơi có không gian thoáng như nội thất phòng khách, phòng ngủ, nội thất văn phòng làm việc.

ván gỗ mfc

MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard)

Là ván sợi mật độ trung bình, xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ. Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF là 1220*2400 (mm) và 1830*2440mm với nhiều độ dày khác nhau, khắc phục được nhược điểm về trọng lượng và độ cong vênh của gỗ thịt tự nhiên nên gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong nghành sản xuất nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng.

mẫu ván công nghiệp mdf

MDF có 2 loại là ván MDF thường và ván MDF chống ẩm, cả 2 loại đều được ứng dụng rộng rãi để thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,…Riêng ván chống ẩm thường được sử dụng trong phòng bếp hoặc những khu vực có độ ẩm cao.

HDF (viết tắt của High Density Fiberboard)

Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Nhờ tỷ trọng gỗ cao nên HDF cứng hơn và ít cong vênh hơn các loại ván gỗ công nghiệp khác. Bề mặt ván phẳng mịn, chống ẩm, có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn…

Gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sàn, làm cửa đi và các đồ nội thất cao cấp của gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, các quầy kệ văn phòng. Giá của gỗ HDF cao hơn hẳn so với gỗ MDF và MFC.

Ván ép (Plywood)

Là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp ván gỗ tự nhiên lạng mỏng có cùng kích thước. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo thớ vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính. Ván có độ dày từ 5mm-18mm. Tỷ trọng: 480 – 600 kg/m³

mẫu ván ép công nghiệp

Gỗ ép có đặc tính dẻo dai, không cong vênh, chống thấm, chịu nước tốt và được ứng dụng trong hầu hết các sản phẩm nội thất trên thị trường như: bàn ghế, tủ bếp, tủ áo, vách ngăn, giường…

– Tuy nhiên được sử dụng ít do bề mặt không phẳng đẹp như MDF hay MFC.

WPB (Water Proof Board)

Với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB mang nhiều ưu điểm vượt trội được sử dụng rộng rãi cho các trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…
Bên cạnh bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công, Tấm WPB còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác tạo màu và vân đa dạng, như Acrylic, Laminate, sơn hay phủ film PVC…

mẫu gỗ nhựa WPB An Cường
WPB thường được ứng dụng khoang bồn rửa tủ bếp dưới, tủ lavabo.

 

Các loại ván gỗ MFC, MDF, hay HDF … khi chúng đã đóng thành phẩm dán cạnh, phủ sơn thì không thể phân việt được, tuy nhiên bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ đó là khi thợ mộc khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp ray hoặc bản lề, bạn có thể quan sát kĩ bên trong và nhận biết đâu là cốt gỗ MDF, HDF hay MFC.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm rõ được thông tin cụ thể hơn về gỗ công nghiệp và có sự cân nhắc, đưa ra quyết định hợp lý khi lựa chọn mua hoặc đóng các sản phẩm nội thất. Nếu có vấn đề cần giải đáp thì có thể liên hệ ngay với PNT Furniture theo số hotline 0941 595 999.